Giống lúa Nhật được thu mua giá cao để xuất khẩu, mang về cho bà con lợi nhuận 24 triệu đồng mỗi ha.
Lúa Nhật (ĐS1) hiện được Công ty Cổ phần Nông sản Vinacam (Agricam) thu mua với giá 5.700 đồng mỗi kg.
Doanh nghiệp này liên kết với nông dân thành lập hợp tác xã kiểu mới từ năm 2016, để có nguồn lúa gạo xuất khẩu ổn định đáp ứng yêu cầu thị trường. Theo đó, nông dân trồng lúa Nhật theo đặt hàng, doanh nghiệp bao tiêu đầu ra.
Ông Trần Văn Hiếu - Phó tổng giám đốc Agricam cho biết, hiện vùng nguyên liệu trồng lúa Nhật của công ty đạt khoảng 20.000 ha, tập trung tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang.
Đừng bỏ qua bài viết Nhật Bản tiến hàng phát triển lúa gạo tại Châu Á các bạn nhé.
Đừng bỏ qua bài viết Nhật Bản tiến hàng phát triển lúa gạo tại Châu Á các bạn nhé.
Tham gia mô hình này, nông dân bỏ ra chi phí khoảng 18 triệu mỗi ha, song thu về lợi nhuận đến 24 triệu đồng.
Thu hoạch lúa ĐS1 tại vùng nguyên liệu của Agricam.
|
ĐS1 do Viện Di truyền Nông nghiệp tuyển chọn và trồng khảo nghiệm từ vụ Đông Xuân 2003-2004. Từ năm 2010, ĐS1 được công nhận là giống lúa quốc gia và nhân trồng tại nhiều tỉnh miền Nam nhờ ưu điểm năng suất cao, cây to khỏe, kháng bệnh tốt. Giống lúa có thời gian sinh trưởng 120 ngày, năng suất 8 tấn mỗi ha một vụ. Gạo thành phẩm chất lượng thơm ngon nên có giá bán cao.
Để lúa cho năng suất cao và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nông dân phải cam kết tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc, quản lý dịch hại theo chương trình "1 phải 5 giảm".
Cụ thể, hạt giống nhập từ Trung tâm giống Định Thành - Lộc Trời, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương. Khâu làm đất trước khi gieo sạ, tạo kênh mương thoát nước, đánh bùn khử lẫn giống lai tạp... được doanh nghiệp hướng dẫn chuẩn bị kỹ.
Phòng trừ sâu hại cũng áp dụng theo quy trình nghiêm ngặt theo từng loại bệnh dịch, ngay từ khâu làm đất, gieo sạ... Đồng thời, nông dân ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, phân bón chất lượng cao với liều lượng thích hợp theo từng giai đoạn bằng cách so sánh màu lá lúa.
Sau khi thu hoạch, lúa được chuyển về kho vệ tinh và nhà máy chế biến lúa gạo thành viên của Agricam tại các huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ (Cần Thơ), Thới Bình (Cà Mau).
Có thể bạn sẽ quan tâm đến gạo Nhật Yamato, đơn vị sản xuất lúa gạo Nhật Japonica chất lượng tốt tại Việt Nam.
Hệ thống máy móc chế biến lúa gạo hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
|
Đại diện doanh nghiệp cho biết, gạo Nhật hiện được xuất đi các thị trường khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Để gạo đạt chuẩn, doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng nhập hệ thống sấy gián tiếp bằng lò hơi, máy tách sạn, tách màu… từ Thụy Sĩ, Nhật Bản.
Toàn bộ quy trình sản xuất của các nhà máy đều được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và an toàn thực phẩm theo chuẩn HACCP về kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng…
Ngoài lúa ĐS1, doanh nghiệp còn triển khai mô hình liên kết với nhiều giống lúa khác như ST 20, ST 21, KDM, 6976… Việc doanh nghiệp ký kết hợp tác lâu dài với địa phương xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã tạo ra các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững. Người trồng được hỗ trợ nhiều chính sách ưu đãi như: đầu tư trọn gói chi phí trồng, chăm sóc, thu hoạch; cuối vụ thanh toán lại cho doanh nghiệp và được bao tiêu toàn bộ lúa.
Đại diện doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng vùng nguyên liệu gạo ĐS1 theo chuẩn quốc tế GlobalGAP. 450 ha lúa đang triển khai áp dụng tiêu chuẩn này, dự kiến sẽ được chứng nhận vào trong năm 2018.
Nguồn: (vnexpress.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét